Đổi mới giáo dục đại học không chỉ là những đề án chung chung, mà chỉ có thể thành hiện thực nhờ nỗ lực của từng người dạy, người học. Khoa Kinh doanh Quốc tế - Marketing của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) là một trong những địa chỉ đào tạo khối ngành Kinh tế có nhiều năm kinh nghiệm nhất cả nước, không ngại tiên phong, thay đổi trong từng môn học.

  Từ năm 2015 đến nay, nội dung Đổi mới Sáng tạo (Innovation) được lồng ghép vào môn Xây dựng Dự án Kinh doanh của sinh viên chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế năm 3. Mục tiêu của môn học này không chỉ là đào tạo những nhà lãnh đạo tiên phong trong khởi nghiệp, mà quan trọng hơn là hình thành một thế hệ công dân tích cực toàn cầu, với đầy đủ những tố chất và năng lực cần thiết để hội nhập trong thời đại mới.

  Kỹ năng làm việc nhóm là năng lực đầu tiên được chú trọng. Môn học này thay đổi hoàn toàn cách làm việc thông thường của sinh viên, đòi hỏi sự phối hợp chuyên 

Những thế hệ đổi mới sáng tạo

nghiệp và hỗ trợ lẫn nhau để cùng hoàn thành dự án. Các nhóm đều được khởi động bằng việc thiết lập đồng đội và các quy tắc, mục tiêu chung của nhóm. Mỗi ngày làm việc cùng nhau, mỗi sinh viên sẽ nhận ra những bài học khác nhau để tích lũy kinh nghiệm riêng cho bản thân mình.

  Năng lực thứ hai là tầm nhìn của người tiên phong đổi mới sáng tạo. Sinh viên học được cách khám phá cộng đồng sống xung quanh, và nhìn ra nguồn lực chưa khai thác trong cộng đồng đó. Từ đó, mỗi nhóm sẽ tự vẽ ra một viễn cảnh của cộng đồng trong tương lai. Viễn cảnh này chính là tầm nhìn, là mục tiêu mà cả nhóm sinh viên phải nỗ lực tìm giải pháp đạt đến. 

  Để có được một giải pháp kinh doanh sáng tạo và bền vững, các nhóm không chỉ nối kết những kiến thức chuyên môn đã được học, mà còn phải thực hiện rất nhiều nghiên cứu, phát huy hết khả năng của bản thân. Nhiều sinh viên nỗ lực vượt qua những lúc khó khăn nhất đã trưởng thành hơn trong cách tư duy.

  Vượt qua được chính bản thân và hoàn thành được dự án chưa phải là kết thúc môn học. Buổi tổng kết cuối khóa chỉ chọn ra một nửa các đề tài xuất sắc, một nửa sẽ bị loại. Việc cạnh tranh này giúp các sinh viên có động lực sáng tạo đột phá, phát huy hết tố chất, khả năng của mình.

  Tháng 3/2019, 60 dự án được tổ chức thuyết trình gọi vốn tại Thư viện UEH đã tạo được ấn tượng tốt cho hội đồng giám khảo. Anh Trịnh Minh Cường, đồng sáng lập Happy Young House rất hài lòng với phần trình bày chuyên nghiệp của các bạn trẻ, từ tác phong, thái độ đến cách sử dụng ngôn từ thuyết phục. Anh nghĩ các nhóm đã ấp ủ ý tưởng từ lâu và thực sự khởi nghiệp.

  Điều đáng trân trọng là ở những nhóm bị loại, các bạn sinh viên đã nhanh chóng vượt qua sự thất vọng và rút ra cho mình những bài học quý giá để tìm được động lực tiếp tục hoàn thành dự án. Có những nhóm chủ động tìm giảng viên hướng dẫn để viết dự án và giới thiệu tham gia các cuộc thi khởi nghiệp khác bên ngoài trường học, với mong muốn tự mình tìm thêm những cơ hội để cọ xát và học hỏi.    

Môi trường học tập đổi mới

  Với niềm tin rằng trong mỗi người trẻ luôn tiềm ẩn tinh thần doanh nhân, môn học được thiết kế như một dự án thu nhỏ và những môi trường tương tác khác nhau để chính mỗi sinh viên khám phá bản thân mình.

  Để đi đến các ý tưởng này, cách học - cách dạy hoàn toàn được thay đổi: sinh viên học qua thảo luận bằng tranh vẽ, khám phá cộng đồng, làm dự án, workshop, seminar… Sinh viên chủ động hoàn toàn trong việc sắp xếp lịch học của bản thân bằng việc lựa chọn các seminar và tư vấn phù hợp, quản lý thời gian để họp nhóm và đi thực địa để nghiên cứu.

  Năm nay, đề tài Challenge 2019 dành cho khóa 42 không hề xa vời, mà là đề xuất giải pháp kinh doanh đổi mới sáng tạo để Giải quyết một vấn đề hiện tại ở môi trường học tập hay quê hương của chính sinh viên". Đề tài gần gũi và tập trung vào một cộng đồng nhỏ nhưng lại vô cùng thách thức, thu hút sự sáng tạo và cạnh tranh đột phá của các nhóm. Kết quả, gần 700 sinh viên đã cùng làm việc nhóm để cho ra đời hơn 100 ý tưởng kinh doanh độc đáo, hướng tới một “đại học trong mơ": các dịch vụ về nhà ở, tài chính cho sinh viên, trao đổi sách và tài liệu, “gia sư dạy kèm” đại học trực tuyến, chăm sóc sức khoẻ, tham vấn tâm lý, bảo hiểm môn học, hướng nghiệp…

  Bên cạnh đó, có gần 20 đề tài khác chọn hướng phát triển các doanh nghiệp tạo tác động xã hội (high-social impact enterprise) để giải quyết phần nào những vấn nạn tại quê nhà. Đây là những nhóm sinh viên đồng hương, muốn dấn thân trong những thách thức khó hơn, với niềm tin chính mình có thể làm được việc có ích cho quê hương.

  Một số đề tài tiêu biểu được hội đồng giám khảo đánh giá rất cao như Hunt your Toys - thu gom và tái phân phối đồ chơi cũ để giảm lãng phí, Hommie - Dịch vụ kết nối và đưa rước những người say xỉn, Tây Nguyên Bái Bai Rác - Giải quyết rác thải ở Tây Nguyên, Nuheto - phân phối và tăng giá trị nguồn thịt heo tộc của quê mình…

  Kết thúc môn học, những chia sẻ của ThS. Phạm Thanh Thúy Vy, giảng viên môn học một lần nữa thắp lên ngọn lửa đam mê, sáng tạo và cổ vũ các bạn sinh viên tiếp tục "phát huy tinh thần doanh nhân bên trong mỗi người".

ban điều hành trong doanh nghiệp hoặc chuyên gia đào tạo - cố vấn, giám đốc của quỹ khởi nghiệp hoặc là nhà đầu tư, như: Younet Group, BrandsVietnam, Edu2Review, Grand Hotel, Robot, EyesQ

  Đặc biệt, sau 4 năm thực hiện đổi mới, môn học này đã nhận được sự đồng hành của 15 doanh nghiệp xã hội đang hoạt động tại khu vực miền Nam như Glink, Dakado, Survival Skill, NHC, Enable Code, Cội Việt, SSEC,... Câu chuyện của các doanh nghiệp xã hội đã truyền cảm hứng mạnh mẽ và tạo một sự lan tỏa về sự sáng tạo xã hội cho thế hệ trẻ.     

Những giải pháp kinh doanh đổi mới sáng tạo

  Môi trường học tập được thiết kế như một hệ sinh thái khởi nghiệp thu nhỏ. Nơi đó, sinh viên không chỉ học với giảng viên mà còn được kết nối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia và các quỹ đầu tư. Để hỗ trợ cho một khóa học 700 sinh viên của khóa 42, môn học này đã huy động 5 giảng viên cơ hữu có kinh nghiệm tư vấn và tổ chức lớp học theo phương pháp dự án, 22 khách mời là những nhà sáng lập doanh nghiệp

Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing, Phòng Truyền thông và quan hệ công chúng